Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu

30/04/2022 16:30

Lăng của Lệ Thiên Anh hoàng hậu được xây dựng ngay trong khuôn viên lăng của vua Tự Đức, với tên gọi là Khiêm Thọ lăng.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 1.

Ở phía Bắc lăng vua Tự Đức (Khiêm lăng, phường Thuỷ Xuân, thành phố Huế) có một lăng mộ nhỏ hơn nhưng rất đẹp là của Lệ Thiên Anh hoàng hậu. Lăng mộ của bà tên là Khiêm Thọ Lăng, có 4 tầng nền, 3 tầng dưới là khoảng sân rộng, tầng trên cùng là nơi đặt mộ phần.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 2.

Cổng bửu thành được lợp ngói lưu ly với hình con phượng để trang trí. Lệ Thiên Anh hoàng hậu tên thật là Vũ Thị Duyên (1828-1903), con của con của Ngự tiền đại thần thái tử, thái bảo Đông các học sĩ Vũ Xuân Cẩn. Năm 15 tuổi, bà được tuyển vào hầu hạ vua Tự Đức (lúc đó đang là thái tử). Vốn đức hạnh, lại chịu khó hầu hạ Nghi Thiên Chương Hoàng hậu, nên bà được hoàng hậu khen và chiếm trọn tình cảm của vua Tự Đức.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 3.

Được vua sủng ái, yêu chuộng nhất, bà lần lượt được đứng vào hàng Tần và rồi lên đến Hoàng quý phi năm 1862 (từ thời Minh Mạng, triều Nguyễn không lập Hoàng hậu, Hoàng quý phi là ngôi cao nhất, ngôi Hoàng hậu chỉ được lập khi vua băng hà).

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 4.

Năm 1882, giặc Pháp tấn công ở miền Bắc, vua Tự Đức liên tục phải chủ trì các cuộc họp bàn của triều đình để tìm phương đối phó. Sức khoẻ của vua yếu hơn. Vì thế, ông hay nổi cáu, tức giận vô cớ... Nhân một sự chậm trễ thuốc men của người phục dịch, vua nổi trận lôi đình buộc tội bà là thiếu cẩn trọng, giáng bà xuống hàng Trung Phi.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 5.

Do không có con, vua Tự Đức nhận 3 người cháu làm con nuôi. Trước khi vua băng hà, vua di chiếu phải phong bà làm hoàng hậu; cho hoàng tử Nguyễn Phúc Ưng Chân, hoàng tử do bà nuôi dạy, nối ngôi. Nhưng khi hoàng tử Ưng Chân chỉ lên ngôi 3 ngày thì phạm tội sửa di chiếu, có đại tang mà mặc áo màu ... nên bị các đại thần phế truất. Sau đó, ông bị bỏ đói mà chết.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 6.

Vì thế, số phận của bà cũng long đong. Sau này, vua Hiệp Hoà (em trai vua Tự Đức) lên ngôi, muốn thuận theo di chiếu sắc phong cho bà nhưng bà từ chối. Bà chỉ xin được đến Khiêm Lăng lo hương khói cho chồng. Nhưng cùng với sự phức tạp của tình hình chính trị và chiến tranh chống Pháp, bà phải chạy loạn ra Quảng Trị, quay về Khiêm Lăng rồi lại về kinh thành Huế. Năm 1903, bà qua đời, hưởng thọ 75 tuổi.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 7.

Điểm đặc sắc nhất trong lăng mộ của Lệ Thiên Anh hoàng hậu (Khiêm Thọ Lăng) là những bức bình phong được trang trí tinh xảo bằng mảnh gốm.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 8.

Những hình chữ thọ, lưỡng phụng chầu nguyệt, những chú chim, rùa được tạo tác sinh động bằng bàn tay tài hoa của những người thợ lành nghề. Trải qua hơn 100 năm nhưng những hoa văn này vẫn còn khá nguyên vẹn.

Khám phá Khiêm Thọ lăng – nơi an nghỉ của Lệ Thiên Anh Hoàng hậu - Ảnh 9.

Ngày nay, lăng mộ của bà thường xuyên được du khách ghé thăm. Năm 2020, Lệ Thiên Anh hoàng hậu được lấy làm hình mẫu để xây dựng nhân vật Võ An Duyên trong bộ phim Phượng khấu.

*Thông tin trong bài được tham khảo từ nhiều nguồn*

https://soha.vn/cuoc-doi-thang-tram-cua-le-thien-anh-hoang-hau-co-con-nuoi-bi-bo-doi-sau-3-ngay-lam-vua-20220427155956989.htm