Bamboo Airways khai thác chuyến bay thẳng đầu tiên kết nối Việt - Mỹ

26/09/2021 17:31

Phó tổng giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng nhận định chuyến bay thẳng tới Mỹ tối 23/9 là minh chứng cho việc hãng đã biến nguy thành cơ trong dịch bệnh.

Mới nhất Cũ nhất
15h00

Bamboo Airways lần đầu bay thẳng sang Mỹ

Chuyến bay thẳng mang số hiệu QH9149 bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways dự kiến cất cánh lúc 19h30 tại sân bay quốc tế Nội Bài, hướng đến San Francisco (California, Mỹ), với hành trình bay dự kiến kéo dài hơn 14 tiếng.

Đây là chuyến bay đầu tiên trong số 12 chuyến bay thẳng hai chiều Việt - Mỹ mà Bamboo Airways vừa nhận giấy phép từ Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA).

Trước giờ G, Bamboo tổ chức buổi lễ giao nhiệm vụ ghi lại dấu mốc chuyến bay thẳng đầu tiên vào chiều cùng ngày.

BAMBOO-111740-9728-1632390017.jpg

Phi hành đoàn tại buổi lễ trước giờ bay.

Tại buổi lễ ở trụ sở 265 Cầu Giấy, Phó tổng Giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Mạnh Quân chia sẻ: "Đây là chuyến bay lịch sử của Bamboo Airways và hàng không Việt Nam. Như tôi, một trong những người có kinh nghiệm 30 năm làm hàng không cảm thấy tự hào về khoảnh khắc này".

"Chúng ta sẽ một lần nữa khẳng định năng lực điều hành, mức độ an toàn, an ninh và cơ sở hạ tầng của các hãng bay Việt Nam nói riêng, và của toàn ngành hàng không Việt Nam nói chung", ông Quân nói tiếp.

BAMBOO-112428-5790-1632390736.jpg

Phó tổng giám đốc Nguyễn Mạnh Quân phát biểu tại sự kiện.

Sự kiện này nối tiếp chuỗi hoạt động quy mô lớn tại thị trường Mỹ của Bamboo Airways, khởi động từ ngày 21/9: Công bố đường bay thẳng Việt - Mỹ, ra mắt Tổng đại lý của hãng tại thị trường Mỹ, ký kết thoả thuận lựa chọn động cơ GENx và gói bảo dưỡng cho tàu bay Boeing 787-9 trị giá khoảng 2 tỷ USD với GE Aviation dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, ký kết thoả thuận với CFM International về việc lựa chọn động cơ LEAP-1A và dịch vụ bảo dưỡng cho toàn bộ 50 máy bay A320/A321neo đặt hàng từ Airbus.

Bay thẳng Mỹ được nhiều người ví là "giấc mơ" với hàng không Việt Nam hàng chục năm qua. Với hệ thống luật pháp cực kỳ phức tạp, bản thân việc xin phép bay vào Mỹ phải được sự chấp thuận của Bộ Giao thông Vận tải Mỹ (DOT), Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA), Cục hàng không Liên bang Mỹ (FAA)... cũng như sự đồng thuận của các hãng hàng không đứng đầu thị trường nội địa của Mỹ. Ngoài ra, luật liên bang, luật của các bang cũng như luật của sân bay cũng có những yêu cầu khác nhau mà các hãng bay muốn bay đến đây cũng cần phải được chấp thuận và đáp ứng.

BAMBOO-111231-3611-1632392991.jpg

Ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways.

Trong đó, công tác xin cấp phép TSA được ví như "hàng rào thủ tục" mang tính quyết định vì sự khắt khe và kỹ lưỡng đặc biệt của công đoạn này. Sự phê duyệt để cấp phép bay của TSA sẽ là bước đệm quan trọng tạo điều kiện cho FAA hoàn thiện các quy trình cuối cùng mang tính chất thủ tục. Bên cạnh việc các hãng bay cần phải được TSA phê chuẩn toàn bộ hệ thống để được bay tới Mỹ, các sân bay quốc tế tại Việt Nam cũng phải được TSA xác nhận đủ điều kiện về an ninh hàng không, cũng như khả năng sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho hãng bay Việt trên lãnh thổ Mỹ của các sân bay sở tại.

15h15
BAMBOO-110910-7537-1632393760.jpg

Bà Bùi Hải Huyền, Tổng giám đốc Tập đoàn FLC trao lá cờ Tổ quốc cho đoàn bay trước giờ lên đường.

Để chuẩn bị cho chuyến bay thẳng từ Việt Nam sang Mỹ với hành trình Hà Nội – San Francisco – Hà Nội, đại diện Bamboo Airways mọi bộ phận đều bận rộn cho công tác chuẩn bị: tổ hậu cần lo visa giấy tờ, tổ công tác sắp lịch làm việc với các đối tác ở Mỹ, tổ khai thác lập hành trình bay... Ai cũng đang sẵn sàng tinh thần ở mức cao nhất cho chuyến bay vô cùng quan trọng.

Bamboo-4186-1632391276.jpg

Tổ bay tóm tắt trước chuyến bay. Ảnh: Phạm Chiểu

Tổ bay được chọn bao gồm 4 phi công, 14 tiếp viên đều là những người có nhiều kinh nghiệm tích lũy các chặng bay đường dài với dòng tàu bay Boeing 787, được Cục Hàng không phê chuẩn đầy đủ năng định, đáp ứng các yêu cầu khai thác. Ngoài phi công, tiếp viên, chuyến bay còn chở theo nhân viên kỹ thuật và nhân viên mặt đất giàu kinh nghiệm của hãng để thực hiện các nghiệp vụ được giao, sẵn sàng kiểm tra kỹ thuật cần thiết ngay tại sân bay San Francisco.

Cơ trưởng kiêm Giáo viên bay – Anh Phan Đức Phi bày tỏ: "Đối với mỗi người phi công, mỗi lần có đường bay mới, điểm đến mới, mọi người đều sẽ rất háo hức. Chưa kể, đây lại là chuyến bay xuyên đại dương với nhiều điểm đặc biệt về cách liên lạc giữa mặt đất và bầu trời, né mây...nên ngoài tâm trạng háo hức, người phi công lúc nào cũng phải giữ tâm lý ổn định, sẵn sàng".

Dự kiến thời gian bay thẳng Hà Nội – San Francisco của Bamboo Airways khoảng 14 tiếng rưỡi, tiết kiệm thời gian hơn rất nhiều so với việc bay dừng một điểm thông thường.

16h00

Máy bay sẵn sàng cất cánh

Hà Nội – San Francisco có quãng đường gần 12.500km, thuộc Top những đường bay dài bậc nhất thế giới. Chuyến bay được khai thác bằng máy bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner mang tên Quy Nhơn City hiện đại nhất của Bamboo Airways hiện nay.

Để chuẩn bị cho chuyến bay, hãng cho biết đã kết hợp với đối tác sử dụng phương pháp rửa vỏ ngoài kiểu mới: rửa khô và sử dụng loại hóa chất đặc biệt dạng nano để phủ bóng lên thân vỏ. Lớp nano này giữ vỏ vừa sạch, vừa bóng, vừa chống bám bụi trong một thời gian dài. Đây là công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam.

549c6096163ce062b92d-4515-1632403202.jpg

Trước giờ bay, bộ phận kỹ thuật tiếp tục tiến hành tái kiểm tra, đánh giá toàn diện và bảo dưỡng kỹ thuật. Những chuyến bay đường dài thông thường sẽ có một nhân viên kỹ thuật (CRS) được cử đi theo, chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, ký tàu tại sân bay đến. Riêng với chuyến bay Hà Nội – San Francisco – Hà Nội lần này, Bamboo Airways cử 2 nhân sự CRS theo chuyến bay để đảm bảo tối đa công tác theo dõi sát sao tình trạng kỹ thuật tàu bay.

17d0eedc98766e283767-6681-1632409232.jpg

Nhân viên hãng kiểm tra máy bay.

Nhiều ngày trước khi khai thác, toàn bộ đội tàu bay chính và dự phòng được kiểm tra và bảo toàn diện, đảm bảo không xảy ra bất cứ hỏng hóc hoặc trục trặc nào khi lên đường. Nội thất tàu bay cũng đã được kiểm tra lần cuối. Công tác phun khử khuẩn trước và sau chuyến bay cũng đã được lên kế hoạch để đảm bảo theo đúng yêu cầu của nhà chức trách nước sở tại.

c98a647013dae584bccb-5432-1632403202.jpg

Máy bay đậu trên sân bay Nội Bài trước giờ cất cánh.

Đại diện hãng cho biết phối hợp thực hiện với nhiều đối tác ở đầu sân bay Mỹ như đội phục vụ mặt đất Swissport, hợp đồng hỗ trợ kỹ thuật với United Airlines, British Airways... để đảm bảo chuyến bay diễn ra thuận lợi nhất.

17h30

So với các chặng bay quốc tế thông thường khác, chuyến bay huy động số lượng thành viên bay tăng đáng kể lên tới gần 25 người, bao gồm các bộ phận phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật, nhân viên mặt đất.

7e0af2578cfd7aa323ec-4919-1632403451.jpg

Các tiếp viên họp "briefing" (tóm tắt chuyến bay) trước giờ ra sân bay.

Với số lượng đông đảo các nhân sự, toàn bộ công tác an ninh, an toàn bay và sức khỏe của nhân lực phục vụ trên chuyến bay dài vượt đại dương được đảm bảo tối đa.

9f06185066fa90a4c9eb-9325-1632404863.jpg

Nguyễn Thái Bảo Anh, tiếp viên trưởng của chuyến bay cho biết việc tuyển chọn tiếp viên cho chuyến bay được thực hiện kỹ càng cả tháng trước.

625f233b5d91abcff280-5798-1632404863.jpg

Họp lại lần cuối trước khi rời trụ sở.

17h35

Phi hành đoàn hồi hộp trước giờ cất cánh

Trước chuyến bay thẳng đầu tiên kết nối Việt - Mỹ
 
 
19h30

'Bamboo Airways biến nguy thành cơ trong dịch bệnh'

Tại sân bay Nội Bài, trước giờ máy bay cất cánh, Phó tổng giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Ngọc Trọng chia sẻ về ba mục tiêu chính của Bamboo Airways với chuyến bay này.

b4daca6929c2df9c86d3-7246-1632401035.jpg

Theo đó, mục tiêu đầu tiên là phục vụ khách du lịch hai nước. "Một nước 330 triệu dân, một nước gần 100 triệu dân, nhu cầu giao lưu tìm hiểu văn hoá du lịch rất mạnh. Bamboo Airways sẽ khai thác tiềm năng này", ông cho biết. Mục tiêu thứ hai là giao thương kinh tế văn hoá ngoại giao, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước nồng ấm nhất từ trước đến nay. Mục tiêu thứ ba là khẳng định tầm vóc của Bamboo Airways với thực tế bay thẳng đến Mỹ là đường bay khó nhất.

"Trong gần 2 năm qua, chúng tôi nhiều lần nhìn ra cơ trong nguy, phát triển các đường bay không chỉ ở Việt Nam mà còn tiến ra Đông Nam Á, Đông Bắc Á như Nhật Bản, Đài Loan, vươn sang châu Âu, Australia và nay đến đường bay khó nhất đến Mỹ".

"Có thể nói chúng tôi đã biến nguy thành cơ trong dịch bệnh. Với việc ra mắt đường bay thẳng đi Mỹ thời điểm này, chúng tôi sẵn sàng để khi dịch bệnh lắng xuống có thể bay thương mại, đón đầu nhu cầu của du khách và người dân hai nước", ông Nguyễn Ngọc Trọng nói.

55ebdfcb3d60cb3e9271-5757-1632401739.jpg

Các phi công và tiếp viên của chuyến bay. Ảnh: Phạm Chiểu.

19h30, các phi công và tiếp viên của chuyến bay đặc biệt cũng đã có mặt tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, chuẩn bị cất cánh lúc 19h55. Các tiếp viên mang theo những lá quốc kỳ hai nước để đánh dấu lần đầu tiên Bamboo Airways thực hiện bay thẳng không dừng tới Mỹ. Chuyến bay ngoài ý nghĩa kỹ thuật còn mang ý nghĩa biểu tượng, bởi lâu nay bay thẳng tới Mỹ là mơ ước hàng chục năm của hàng không Việt Nam.

Còn với Bamboo Airways, đại diện hãng cho biết quá trình chuẩn bị cho chuyến bay thẳng Việt - Mỹ bắt đầu từ 3 năm trước, đánh dấu những quả ngọt đầu tiên khi được cơ quan hàng không Mỹ cấp giấy phép từ tháng 12 năm ngoái.

Sau chuyến bay này, Bamboo Airways cho biết sẽ tiến tới kế hoạch bay 3 tuần một chuyến, dần tiến đến 5 đến 7 ngày một chuyến và kế hoạch dài hạn bay hằng ngày.

Đánh giá về tiềm năng đường bay Mỹ, ông Nguyễn Ngọc Trọng khẳng định đây là thị trường ai cũng muốn bay đến, với vị thế của Mỹ đứng số 1 về trên nhiều khía cạnh kinh tế, văn hoá. Với vị thế một trong những người đi đầu phát động thị trường, Bamboo Airways nhận định có thêm vài ba hãng hàng không cùng tham gia vẫn không đủ "room" để phục vụ nhu cầu. Khi càng có nhiều người chơi, khách hàng sẽ càng được hưởng lợi, ông nói thêm.

19b1afbb4d10bb4ee201-9146-1632401739.jpg

Các tiếp viên chuyến bay vẫy quốc kỳ hai nước trước giờ cất cánh.

table widget
table widget
19h55

Máy bay sẵn sàng cất cánh

Đúng giờ đã hẹn, Phó tổng giám đốc Nguyễn Ngọc Trọng ra tận cầu thang máy bay dặn dò tổ bay trước giờ cất cánh. "Các bạn là những phi công, tiếp viên ưu tú nhất được Ban lãnh đạo lựa chọn, mở đầu một chương mới cho Bamboo Airways", ông Trọng nói với phi hành đoàn trước giờ khởi hành.

60370ed89a726c2c3563-1839-1632405497.jpg

Thông thường, một chuyến bay nội địa có khoảng 2 phi công. Với chuyến bay có độ dài kỷ lục của hãng, Bamboo Airways bố trí 4 phi công. Các phi công sẽ thay phiên nhau điều khiển tàu bay cả chặng đi lẫn về. Dự kiến tối 25/9 tàu bay sẽ về tới sân bay Nội Bài, mang theo trang thiết bị y tế phục vụ chống dịch.

24f7dcf5475fb101e84e-8007-1632405665.jpg

Khoang thương gia của chiếc Boeing 787 Dreamliner.

b89a1995823f74612d2e-8914-1632405829.jpg
28df60ce1b7bed25b46a-9283-1632409400.jpg

Tên "Quy Nhon City" được in trên đầu mũi chiếc máy bay.

4d398b2df09806c65f89-8897-1632409486.jpg

Máy bay cất cánh.

table widget
20h00

Phó tổng giám đốc Bamboo Airways: 'Đường bay Mỹ có tiềm năng rất lớn'

Phỏng vấn Phó tổng giám đốc Bamboo Airways
 
 
20h05

Máy bay cất cánh

Máy bay Bamboo Airways cất cánh