Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên tiếng về giữ hay bỏ giá trần vé máy bay

23/05/2023 20:31

(NLĐO) - Chiều 23-5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội (QH) khoá XV thảo luận tại hội trường về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giá (sửa đổi).

Trong đó, vấn đề bỏ hay giữ giá trần Giá xăng dầu tăng phi mã, hàng không lại than khó, đề nghị nới giá trần

Sau khi tiếp thu ý kiến các đại biểu QH, UBTVQH cũng nêu rõ việc giữ quy định giá trần vé máy bay là cần thiết. Bởi dịch vụ vận chuyển hàng không đáp ứng các tiêu chí luật định và thuộc loại hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá.

Cùng với đề xuất bỏ giá sàn, việc đặt vấn đề không quy định giá trần đồng nghĩa với việc nhà nước bỏ công cụ điều tiết và để doanh nghiệp cung cấp dịch vụ toàn quyền quyết định giá cung cấp dịch vụ. "Các hãng hàng không hoàn toàn có thể đưa ra giá dịch vụ, trong đó có giá vé máy bay ở mức cao, sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng, đến sản xuất, kinh doanh, tác động đến xã hội" - báo cáo tiếp thu, chỉnh lý nêu rõ.

Vấn đề "mức giá 0 đồng" của các hãng hàng không cũng được các đại biểu QH quan tâm trong quá trình sửa đổi Luật giá. Về vấn đề này, UBTVQH dẫn Thông tư 17/2019/TT-BGTVT quy định: "Khung giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên đường bay nội địa có dải giá từ 0 đồng đến mức tối đa của từng nhóm cự ly bay".

Theo UBTVQH, trên thực tế việc có hãng hàng không áp dụng "mức giá 0 đồng" là chưa gồm thuế, phí theo quy định và thực tế người tiêu dùng vẫn phải chi trả một khoản tiền nhất định. Việc đưa ra các chính sách về mức giá thấp thực tế có thể coi như một hình thức ưu đãi, chỉ áp dụng cho một số ít ghế; thực tế mức giá phải trả cũng không phải là 0 đồng.

Về mối quan hệ với quy định về chống bán phá giá, UBTVQH thấy rằng, căn cứ vào hệ thống pháp luật hiện hành thì các chính sách về chống bán phá giá chỉ áp dụng đối với thương mại quốc tế (giữa các quốc gia), do vậy không điều chỉnh đối với vấn đề giá dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa.